Chơi cờ tướng có cần lập kế hoạch không?

Người ta thường nói, làm việc có kế hoạch thì sẽ hiệu quả, công việc sẽ hoàn thành tốt và được đánh giá đúng.

Vậy, chơi cờ có cần có kế hoạch không?

Mình không biết trong số các kì thủ, những người mê cờ, đã có ai đặt câu hỏi này chưa? Vì vậy mình mạo muội đề cập đến vấn đề này, để mọi người cùng bình luận , tham khảo và cho ý kiến. nếu có thể làm sáng tỏ thì biết đâu có ích lợi gì đó cho việc tiến bộ cờ của những người chơi cờ.

 Đầu tiên phải trả lời câu hỏi này đã.Thường thấy, nhiều người chơi cờ phàn nàn "cờ cao nhà thấp" có người lại ân hận, nếu tôi không chơi cờ thì tôi đã thế này thế kia...

Lại nghe, chơi cờ có ích cho rèn luyện trí tuệ, tính cách... nhưng còn thấy nhiều người chơi cờ mê muội vào việc săn độ, ghép độ rồi cuộc sống vẫn quẫn bách ích lợi kinh tế không được bao nhiêu, hơn nữa, trong cuộc cờ độ lại còn khiêu khích, thách thức, nóng nảy-tính cách cũng không thấy thay đổi theo xu hướng tích cực.

Thế thì, không lẽ tác dụng của chơi cờ lại bị phủ nhận ư?Muốn khẳng định tác dụng tốt đẹp của việc chơi cờ, tạm khẳng định là có cần lập kế hoạch khi chơi cờ.

Lập kế hoạch cho việc chơi cờ của mỗi người ra sao?

Trong việc lập kế hoạch cho công việc, cần biết một số dữ liệu sau:

- Công việc đó là gì ? tôi lấy ví dụ công việc cụ thể của người lái xe, phải chở chuyến hàng từ địa điểm A đến địa điểm B. Người lái xe phải hiểu biết đoạn đường A-B đã, nếu đi lạc thì hỏng việc.

 Áp dụng vào cờ: phải dần dần tìm hiểu cờ là gì ? quy luật tương đối của nó ra sao ? Cái này mỗi người nghĩ mỗi cách, mình mong dần dần sẽ có người trả lời được đầy đủ cho bản thân mình.

- mục đích thực hiện công việc là gì? Nếu là công việc lái xe chở hàng, thì mục đích đầu tiên là an toàn, đúng thời gian địa điểm, nếu nhầm lẫn thứ tự ưu tiên này mà đặt mục tiêu thời gian lên trước, có khả năng sẽ sai lầm mà chạy với nhiệm vụ của người lái xe đua, dễ bị tai nạn.

 Áp dụng vào cờ: nếu bạn chơi cờ lấy vui: sẽ dành thời gian giải trí cho cờ, không sa đà quá trớn mà hỏng việc chính, nếu bạn là kì thủ chuyên nghiệp, khẳng định là phải toàn tâm toàn lực cho luyện tập.

- Khả năng thực hiện công việc của bản thân thế nào ? Nếu là người lành nghề thì đi muộn chút cho thong thả, nếu chưa rành đường xá, chưa quen xe cộ, phải cố đi sớm, đi tà tà tránh tai nạn nguy hiểm, đảm bảo hoàn thành công việc.

 Áp dụng vào cờ: Nếu bạn thông minh sáng láng lại trẻ trung vô lo, thì có thể đặt mục tiêu cao, dần dần hoàn thành.

 Nếu bạn đã bận bịu nhiều lo toan cuộc sống, chắc là phải đặt mục tiêu dần dần, mỗi ngày bớt chút thời giờ mà thôi.

- Hiệu quả trông mong khi hoàn thành công việc.... Nếu đã chở chuyến xe ở mức độ A, bạn dự kiến tiền được trả là bao nhiêu ? nếu hoàn thành công việc ở mức độ thấp hơn, bạn dự kiến được trả bao nhiêu ?

Áp dụng vào cờ: Nếu đầu tư một số A hoặc B thời gian tiền bạc, mà sức cờ không lên như dự kiến, bạn cần rút kinh nghiệm để lập kế hoạch khác chỉn chu hơn.

vân vân.....

...... Với suy nghĩ mong muốn áp dụng kế hoạch làm việc khoa học vào cờ, để khẳng định các tác dụng tốt đẹp của chơi cờ, mình có suy nghĩ vấn đề này từ lâu, nhưng chưa được thấu đáo, tạm diễn giải hơi lủng củng như vậy. Chỉ với mục đích cùng mọi người bàn bạc về kế hoạch chơi cờ. nếu trong quá trình bàn bạc mà mình rút được ra kế hoạch chơi cờ cho bản thân, thì rất cảm ơn các bạn đã tham gia bàn bạc.

Mong muốn lớn nhất của mình , là không bạn cờ nào phải than phiền về việc chơi cờ của mình như những câu nói ở phần [1]

 Quay trở lại tác dụng của việc chơi cờ, sách tàu thường bảo: chơi cờ là đào luyện tư duy, tăng cường ý chí, mở rộng hiểu biết văn hoá xã hội, người chơi cờ coi như có hơn người khác một cuộc đời, một công phu trí tuệ. Vậy thì chơi cờ phải hữu ích, và hơn thế nữa, phải cực kì hữu ích.

Vậy mà, như đã nói ở trên , người ân hận về việc chơi cờ của bản thân thì nhiều, người tự hào về cái đó thì ít, trước kia mình đi ra ngoài, cũng không bao giờ dám khoe là từng thích chơi cờ, từng ngồi chơi cờ với người này người khác. Hiếm gặp trạng thái tâm lí tự hào vì mình cờ cao với những người không trong giới cờ. Cùng giới cờ với nhau mà tự hào cờ cao, đôi khi còn bị đồng bọn dè bỉu... Câu nói thường gặp nhất của những người chơi cờ lâu năm mà không đến đầu đến đũa là: "anh bỏ cờ rồi",... "cũng phải bỏ cờ thôi..." Mà số lượng những người này thì lại kha khá nhiều. Mâu thuẫn càng nổi bật, nếu cờ là tốt, thì dù chơi ít, chơi chưa xuất sắc cũng phải thấy tác dụng tốt cho bản thân chứ.

Tại sao phải khổ thế, theo phỏng đoán chủ quan của mình , chẳng qua đó là nhiều người trong chúng ta chơi cờ sai ? Khả năng "chơi cờ sai" rất là cao , khi mà chúng ta không thành lập được kế hoạch chơi cờ. Khiến việc sử dụng thời gian lệch lạc, đặt mục tiêu không xứng tầm...

 Thử so sánh với các môn luyện tập khác, thể hình, võ thuật, điền kinh... nếu tập sai hỏng lệch lạc động tác, thì việc ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ là đương nhiên ví dụ : bong gân gãy xương, hỏng dáng người, hại sức khoẻ , chân tay, cơ bắp to lớn cứng cáp chúng ta thường sờ thấy, nhìn thấy, mà tập sai còn hỏng.

 Cờ là môn tập trí tuệ, đầu óc tuy quý giá, nhưng độ bền hẳn là mong manh, và rất cần bảo vệ (bởi thế mới cấu tạo bên trong một cái hộp xương sọ cứng như thế) Luyện tập cờ là tác động trực tiếp đến đầu óc, thần kinh, bây giờ không nói các bạn cũng thấy, nếu tập cờ sai thì mức độ hỏng hóc đến chừng nào...! Đa số những người không thấy được tác dụng tốt của luyện tập cờ, đó là vì họ đã tập sai đường vậy!

Nếu tập đúng, thì hẳn là trí tuệ được bồi dưỡng, làm việc tích cực hơn, ứng xử lịch sự hơn, phong thái đĩnh đạc hơn, quan hệ đối ngoại cũng mở rộng hơn và không đến nỗi ân hận khi đã từng chơi cờ.
Càng đi sâu quan sát, mình càng cảm thấy vấn đề lập kế hoạch cho việc chơi cờ là cực kì quan trọng. Tuỳ từng người, mà nên khẩn trương tìm cho mình cái kế hoạch thích hợp

 Tuy nhiên, mình xin nêu ra 1 số ý kiến sau:

 - Về cái Tôi: vấn đề này bạn nói cũng đúng, nhưng quan trọng là những người chơi cờ giỏi ở VN, không có một nền học vấn tương đối mạnh, nên ý thức "làm việc theo nhóm" có thể là không tốt, nếu không biết phối hợp với nhau, thì những người đơn lẻ không thể làm được việc gì to tát được. Mà trong cờ muốn phát triển mạnh thì rất cần những nghiên cứu to tát.

- Vấn đề làm cao thủ thiên bẩm và nhiều tài năng ( cỡ triển Chiêu ) thì mình không nhiều lắm, chỉ biết rằng chỉ có các ông cờ cao thôi, chứ các Bà thì ít khi cao cờ lắm.( cái này nó thuộc 1 phạm trù khác )

- Vấn đề sử dụng computer cũng là vấn đề quan trọng, nếu không biết sử dụng thì sẽ có những thiệt thòi. Nhưng computer có thể giúp người đến đâu, là một chủ đề mà chúng ta sẽ đề cập ở bài viết khác

- Trong cuộc sống dễ buông thả: vấn đề này bạn đề cập hoàn toàn chính xác, nếu cuộc sống không có mục đích, không có kế hoạch dài hơi, thì hành vi sẽ dễ dàng tùy tiện, đấy là điểm yếu của những người ít lập kế hoạch.

- Về trình độ, sao lại chỉ nhì mà không nhất: Cao thủ đỉnh cao của VN ta trình độ so với cao thủ đỉnh cao của TQ là có khoảng cách tương đối xa (chỉ có 2-3 người được TQ đánh giá là ngang hàng với họ) Điều quan trọng khiến có khoảng cách tương đối xa ấy, là quan niệm về cờ ở 2 nước tương đối khác nhau :

 + VN coi cờ là gì ? Đối với quan chức thể thao, cờ là một môn thi có triển vọng huy chương và đầu tư tương đối rẻ. Đối với đa số kì thủ tầm tầm, là nghề sống tạm trong lúc chưa tìm được cách sống khác, cũng vì lỡ đam mê nó rồi. Mà đối với các kì thủ cũng rất buồn cười ở chỗ : trước mình tưởng rằng đã là kì thủ thì phải suốt ngày ôn luyện cờ, nhưng hóa ra có nhiều kì thủ chỉ khi có giải mới đi đánh vài ván , chứ ngày thường tuy vẫn ra sới cờ nhưng ít khi đánh cờ, có đánh lại đánh cờ úp thôi. Đối với đại đa số quần chúng, cờ là một trò chơi mất thời giờ, trông vẻ còn liên quan đến "bạc" . đối với họ thì kì thủ hay người chơi cờ là bọn vô công rồi nghề hoặc thất nghiệp. Chỉ có một số rất ít người, như chúng ta ngồi đây, cố gắng theo đuổi và bảo vệ uy tín của môn cờ, mong muốn khôi phục giá trị của kì thủ.

 + Trung Quốc coi cờ là gì ? Từ trên xuống dưới thống nhất toàn bộ, coi cờ là quốc hồn quốc túy, là khoa học, là nghệ thuật. Nếu không có thành tích cao trên quốc tế thì xấu hổ với tổ tiên. Quan chức thể thao thì dứt khoát phải đầu tư.Người đánh cờ giỏi được coi là bậc thầy, danh tiếng vẻ vang. Toàn xã hội đề cao việc chơi cờ và ích lợi của nó (tất nhiên thì song với môn cờ cũng có nhiều môn khác được quan niệm như vậy-chứ mình không định nói cờ là độc tôn)

Với 2 cái so sánh sơ sài như thế, đủ thấy để thắng được TQ , thì việc thay đổi quan niệm về cờ trong xã hội là quan trong nhất đối với nền cờ tướng VN, vậy thì hãy thay đổi dần dần đi, từ những người mê cờ như chúng ta, hãy tự mình thấy cờ là có ích cho văn hóa , cho trí tuệ của bản thân , thì mới có thể khiến người ngoài thấy cờ là có ích , là đáng trân trọng , rồi mới khiến cho các kì thủ tự hào về nghề nghiệp của họ , họ yêu nghề hơn và giỏi nghề hơn.
Để thấy được ích lợi của chơi cờ cho bản thân mình, mong mọi người tránh lạc đề-tạm thời mặc kệ các cao thủ cả VN lẫn TQ- mà nên tập trung vào vấn đề "bản thân mình chơi cờ sao cho có kế hoạch"và 4 vấn đề khi lập kế hoạch chơi cờ:

1. Quan niệm riêng của bạn về Cờ: cờ là gì ? nó vận hành như thế nào ? quy luật tương đối ra sao ?
2. Mục đích của bạn khi chơi cờ là gì ?
3. Khả năng thực hiện việc chơi cờ của bạn ra sao ? bạn rảnh không ? bạn trẻ hay già ? thông minh không ? (tôi không nói nếu không rảnh, không trẻ, không thông minh thì không chơi được cờ, vẫn chơi tốt nhưng kế hoạch phải phù hợp)
4. Bạn định chơi thế nào và dự kiến giành được gì ?
................................
Càng đặt nhiều câu hỏi, kế hoạch của bạn càng xác thực và càng có khả năng thực hiện được cụ thể.
Các câu hỏi số 2,3 ,4 thì tùy theo điều kiện hoàn cảnh riêng mà người ta có các cách trả lời khác nhau.
Câu hỏi số 1, tuy rằng đối với từng trình độ nhận thức, từng trình độ đam mê cờ khác nhau sẽ có kiến giải khác nhau - nhưng lại rất cần thiết phải giải quyết, vì như trên đã nói, phải hiểu đối tượng nghiên cứu, mới lập kế hoạch nghiên cứu được.

Mình thấy để chơi cờ tướng tiến bộ được thì cần phải đầu tư thời gian nhiều, luyện tập có bài bản. Với những người chưa có căn bản như mình mà đi mua sách về xong đi theo những nước trong đó thì có lẽ còn rất lâu mới tiến bộ được.
Vậy nên việc lập kế hoạch chơi cờ với mình cũng đang băn khoăn nhiều, nên chăng học Khai cuộc trước hay học Trung tàn

Môn cờ cũng như nhiều môn khác, ý thức tự học, tự nghiên cứu là yếu tố quyết định cho chỗ đứng của bạn trong môn. Vì thế bạn nên tự mình lựa chọn học chuyên đề nào trước (khai cuộc hay tàn cuộc v.v...) , muốn vậy thì bạn cần tự mình xác định xem tàn cuộc cần hơn hay là khai cuộc cần dùng hơn (đối với trình độ, thói quen của riêng bạn)

Bạn có thể đọc lại các câu hỏi mà mình tạm đặt ra sơ qua để hình dung về kế hoạch:

1. Quan niệm riêng của bạn về Cờ: cờ là gì?
2. Mục đích của bạn khi chơi cờ là gì?
3. Khả năng thực hiện việc chơi cờ của bạn ra sao?
4. Bạn định chơi thế nào và dự kiến giành được gì?

 Khi đó có người sẽ hỏi mình cách làm sao để mau chóng tiến bộ. Cái này thì đơn giản quá, muốn tiến bộ thì phải kết hợp thực chiến và học tập lí thuyết.Vì thế, mình mới đề xuất ý tưởng mỗi người hãy chơi cờ cho nó có kế hoạch.Nhưng mà, cách học như thế nào thì lại là vấn đề cần lưu ý một chút!

Sách vở lí thuyết thì rất nhiều, rất sẵn, nhiều đến mức mà để học hết những thứ đó chắc mất hàng chục năm. Cứ cho rằng học hết đống sách đó thì sẽ giỏi cờ (90% là như vậy) nhưng đầu tư thời gian như thế thì lâu quá. Liệu có cách nào nhanh hơn không? tất nhiên là có, bao nhiêu tay cao thủ từng xuất hiện từ khi còn rất trẻ, vậy họ tất nhiên không luyện cờ mất mấy chục năm.

Như vậy, ta loại trừ việc học tất cả các sách , vấn đề là chọn sách nào mà học ? Để chọn được sách (đường lối) ta phải có mục đích, và đánh giá được bản thân . Và xin nhắc lại, việc học bao gồm 3 yếu tố: Mục đích (học để làm gì?) đường lối (học như thế nào?) và đánh giá bản thân (bản thân là cơ sở của việc học).

 - Nếu học để hiểu biết thêm các kiến thức, thì hãy đi từ chỗ sửa những điều ta vẫn hay làm sai . Chứ đừng đi từ chỗ bắt chước cái hay của người khác . Như thế chính bản thân mình có thể dạy mình. Ngoài ra thì đối chiếu sách vở kiến thức cơ bản mà bổ sung dần dần.

- Nếu đã xác định sửa mình như vậy, thì mỗi người đều có thế tự soi xét bản thân để căn cứ vào kiến thức vốn có của mình mà tự tìm ra đường lối - phương pháp học tập.

- Thế thì yếu tố đánh giá bản thân có tác dụng gì ở đây? Nhiều người đánh giá bản thân không chính xác. Kẻ thì tự ti, cho là mình kém, không dám dấn thân vào học tập - tất nhiên không thể thành tài. Kẻ thì tự mãn, cho rằng mình hay, mà không chịu lập kế hoạch tỉ mỉ chính xác để tuân thủ cho triệt để, họ chỉ mong cố học một tấc mà cờ cao đến tận giời (nhất bộ đăng thiên) - kiểu học này không sinh ra bệnh tật về đầu óc mới là lạ. và mình thấy hạn chế phổ biến nhất của họ là hạn chế về đánh giá bản thân.

Nhưng trong quá trình tự nghiên cứu, việc họ tự thay đổi cách đánh giá bản thân sai lầm dần dần dẫn họ vào đường sai.

Lúc ban đầu mọi người bắt đầu học, hẳn ai cũng phải tự xác định được bản thân mình như thế nào thì mới đi học phải không ạ? Phải thấy là mình kém quá mới có nhu cầu học, nếu tự thấy mình hay rồi thì hơi khó để học thêm. Vì thế nếu họ lại tiếp tục mắc sai lầm ở mặt này, mà đối với sai lầm có tính chất lặp đi lặp lại thì mình không can thiệp được - không thể thay đổi được họ.

 Vậy phân bổ thời gian như thế nào là hợp lý? Kế hoạch cụ thể ra sao?

 - Kế hoạch của mỗi người phải do chính họ tự lập ra, cách lập như thế nào thì phải phù hợp với môi trường sống, hoành cảnh sống...
Và mình nghĩ ít nhất, bạn phải đặt ra một số vấn đề về đánh giá khả năng, mục tiêu chơi cờ của mình... thì mới lập được kế hoạch.còn người ngoài thì chỉ giúp được phần nào trong cách nghĩ thôi.
theo mình , nếu bạn có 3 giờ để dành cho cờ mỗi ngày, thì bạn có thể nghĩ đến 1 tốc độ tiến bộ khá nhanh chóng.

Các bạn ạ, đam mê cũng cần phải có định hướng. Nhưng định hướng thế nào và ra sao thì mỗi chúng ta lên tự cân nhắc và tự tìm hướng đi cho mình. Để đam mê trở thành một thú chơi tao nhã.

Mong rằng qua bài viết này các bạn sẽ nhìn thấy một " cái gì đó " trong niềm đam mê cờ tướng của mỗi chúng ta.

Nguồn: FB - Bắc Phương Kỳ Viện

0 nhận xét trong bài "Chơi cờ tướng có cần lập kế hoạch không?"

Đăng nhận xét